1. Grammarly
Grammarly là công cụ kiểm tra và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp và cả văn phong của người dùng. Với thông điệp “A better way to write”, vai trò chính của Grammarly chính là áp dụng AI, giúp người dùng soạn thảo văn bản rõ ràng, không vấp váp lỗi diễn đạt. Một điểm mạnh nữa của ứng dụng này là chỉnh sửa văn bản ở mọi nơi, từ Gmail, Twitter, LinkedIn đến tất cả các trang ghi chú khác. Ngoài ra, Grammarly còn có tính năng chuẩn hoá SEO nên sẽ giúp marketer sản xuất nội dung thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Những ưu điểm nổi bật của Grammarly:
- Kiểm tra nhanh chóng và chính xác lỗi ngữ pháp, chính tả
- Gợi ý từ vựng thích hợp trong một câu/đoạn văn
- Kiểm tra cấu trúc câu và ngữ cảnh
- Tích hợp nhiều trình duyệt khác nhau như Windows, MS Office, Google Docs…
- Sở hữu bàn phím chuyên dụng ứng với giao diện từng thiết bị từ Android đến iOS
- Có thể kiểm tra đạo văn
Nhược điểm của Grammarly:
- Không chính xác 100%
- Có thể hoạt động chậm khi làm việc trên các tài liệu dài
2. ProWritingAid
Ngoài chức năng chính là phát hiện lỗi và đề xuất cách sửa, ProWritingAid còn có khả năng đề xuất từ phù hợp với nhiều ngữ cảnh khác nhau. Khi sử dụng ProWritingAid, người viết sẽ biết được câu văn của mình có dễ đọc, diễn đạt mượt mà, truyền tải đúng ý hay không.
ProWritingAid có chức năng căn bản tương tự Grammarly. Tuy nhiên, nếu Grammarly phù hợp với mọi đối tượng người dùng, thì ProWritingAid với những tính năng mở rộng sẽ dễ sử dụng hơn đối với người viết chuyên nghiệp, hoặc các content writer viết nội dung phục vụ doanh nghiệp.
Ưu điểm nổi bật của ProWritingAid:
- Cải thiện văn phong người viết
- Tích hợp từ điển trong ứng dụng giúp tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc tra cứu dễ dàng
- Sử dụng được trên nhiều ứng dụng như Gmail, Google Suite, Microsoft Word và các trình duyệt khác nhau.
- Phân tích khả năng viết bằng số liệu khoa học
- Đề xuất hướng chỉnh sửa đi kèm giải thích
- Cung cấp công cụ phát hiện đạo văn
Nhược điểm của ProWritingAid:
- Không thân thiện trên giao diện di động
- Số liệu phân tích có thể khó hiểu với nhiều người dùng
3. Writesonic
Thay vì hỗ trợ chỉnh sửa, Writesonic có thể trực tiếp tạo ra nội dung cho người dùng nhờ công nghệ AI. Writesonic cho phép các marketer sản xuất bài viết trên website hoặc các nội dung cho chiến lược tiếp thị truyền thông. Chỉ cần cung cấp một vài từ khoá, vài gạch đầu dòng mô tả sản phẩm, ứng dụng này sẽ trả về một loạt văn bản hữu ích do máy tính tạo ra.
Ưu điểm nổi bật của Writesonic:
- Cỗ máy viết 24/7: Tạo nội dung độc đáo, hấp dẫn và mạch lạc bằng AI
- Tránh được đạo văn bằng cách sắp xếp lại câu chữ.
- Chức năng tóm tắt giúp nhanh chóng nắm ý một bài viết dài
- Viết mô tả sản phẩm thu hút cho landing page.
Nhược điểm của Writesonic:
- Không phải nội dung nào cũng dùng được
4. Copysmith
Copysmith là công cụ viết phục vụ riêng cho các trang thương mại điện tử. Chức năng chính của nó là viết mô tả sản phẩm và các nội dung liên quan đến quảng bá tiếp thị. Nhờ AI, Copysmith cho phép marketer có được nội dung sản phẩm hấp dẫn, thu hút khách hàng mà không mất quá nhiều thời gian nghĩ ngợi.
Ưu điểm của Copysmith:
- Mô tả số lượng lớn sản phẩm
- Có thư viện mẫu nội dung dành riêng cho Instagram và landing page
- Tích hợp nhiều nền tảng như Google Chrome, Google Ads, Google Docs, WooCommerce, Hootsuite, Zapier,…
- Trình kiểm tra đạo văn
Nhược điểm của Copysmith:
- Không phải nội dung nào do AI tạo ra đều dùng được
Thay vì coi AI là “kỳ phùng địch thủ” có khả năng thay thế người viết, content writer có thể xem chúng như những trợ lý đắc lực, giúp công việc chỉnh sửa trở nên dễ dàng hơn. 4 công cụ AI như Grammarly, Copysmith, Writesonic và ProwWritingAid ở trên sẽ song hành cùng người viết để tạo ra nội dung hoàn hảo và hiệu quả.
Nguồn: https://advertisingvietnam.com/4-tro-ly-ai-dac-luc-giup-content-writer-viet-nhanh-va-hieu-qua-p20240