Chatbot là một chương trình trí tuệ nhân tạo được thiết kế nhằm mô phỏng lại các cuộc trò chuyện với người dùng thông qua nền tảng internet. Chatbot công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ (NLP) để hiểu các câu hỏi và tự động trả lời.
Lợi ích và hạn chế của Chatbot là gì?
Chatbot là một công cụ vô cùng thông minh tiếp nhận thông tin, phân tích câu hỏi và phản hồi chính xác những gì mà người dùng mong muốn. Không chỉ dựa vào các luồng kịch bản Chatbot đang có sẵn, Chatbot còn có khả năng tự học hỏi từ chính khách hàng để đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi ngoài phân vùng dữ liệu được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Chatbot là một sản phẩm của công nghệ tương lai, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối con người với phần mềm có tính chất tự động. Tính ứng dụng Chatbot rất cao, trong nhiều việc tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Chatbot có ở khắp mọi nền tảng công nghệ, từ loa thông minh tại nhà cho đến các ứng dụng cho phép nhắn tin ở nơi làm việc. Việc kết nối với Chatbot ngày nay cũng khá dễ dàng ngay trên các ứng dụng phổ biến chẳng hạn như Siri của Apple, Google Assistant và Amazon Alexa.
Bên cạnh những lợi ích trên, hầu hết công cụ Chatbot hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:
- Nội dung phản hồi bị giới hạn, thiếu tính linh hoạt
- Khách hàng có thể thấy nhàm chán với những trả lời máy móc, lặp lại
- Tốn nhiều chi phí cho những lập trình phức tạp
- Không phải doanh nghiệp nào hay tất cả các lĩnh vực đều có thể sử dụng Chatbot.
Một số Chatbot sử dụng phổ biến hiện nay
Chat GPT
Chat GPT là một công cụ chatbot AI được nghiên cứu và phát triển bởi công ty OpenAI với mục tiêu dựa trên các đối thoại nguyên mẫu để hiểu được và phản hồi các ngôn ngữ tự nhiên bằng ngôn ngữ tự nhiên, giống như 2 con người đang đối thoại trực tiếp với nhau. Phạm vi trao đổi thông tin của Chat GPT được giới thiệu là không giới hạn.
Chatbot bán hàng
Đó chính là sử dụng một công cụ hỗ trợ bán hàng 24/7. Chatbot bán hàng được cập nhật liên tục, giúp bạn không bị bỏ sót khách hàng.
Ưu điểm nổi bật của Chatbot là dễ sử dụng. Chatbot bán hàng không dùng các phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà chỉ có block tương tác (text/image/gallery,…) để tương tác với khách hàng.
Chatbot chăm sóc khách hàng
Loại Chatbot thường được các trung tâm chăm sóc khách hàng sử dụng để trả lời các vấn đề các câu hỏi theo kịch bản hoặc dữ liệu có sẵn.
Đối với những câu hỏi đơn giản, Chatbot sẽ tự động trả lời. Với các câu hỏi phức tạp, Chatbot sẽ chuyển đến nhân viên chăm sóc khách hàng giải quyết. Trong quá trình hoạt động, Chatbot sẽ tự học các câu hỏi để đưa ra những câu trả lời phù hợp với thực tế hơn kho dữ liệu.
Trong khi đó, nếu chỉ phân loại dựa trên nền tảng đàm thoại thì Chatbot có các dạng chủ yếu bao gồm: Facebook Messenger, Website, Slack, Telegram,…
Ngoài ra, bạn có thể phân loại Chatbot theo nền tảng AI Chatbot hoặc dựa trên những trải nghiệm người dùng.
Chatbot trò chuyện
Loại Chatbot này hoạt động thông qua dữ liệu có sẵn. Theo tôi nhận định, đây là loại Chatbot phổ biến nhất hiện nay. Khi khách truy cập đặt câu hỏi, phần mềm sẽ cho phép đưa ra các tùy chọn liên quan. Họ sẽ nhấp lựa chọn mục tương ứng có thể đáp ứng được tìm kiếm. Sau đó, Robot sẽ đưa ra câu trả lời liên quan với các thông tin vừa nhấp vào.
Tuy nhiên, đôi khi người dùng sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi, nhiều tùy chọn mới có thể tìm được yêu cầu những gì mình cần. Yêu cầu của khách hàng sẽ được giải đáp với tốc độ chậm. Đối với câu hỏi không được lập trình sẵn , Robot có thể không trả lời được, hoặc thiếu chính xác.
Chatbot theo từ khóa
Dùng công nghệ Machine Learning để có thể xử lý các truy vấn người dùng. Những con Robot này được huấn luyện để hiểu những cụm từ liên quan đến câu hỏi. Nhờ đó, Robot có thể hiểu được mục đích của người dùng khi gặp phải những cụm từ này. Sau đó, nó sẽ trả về kết quả phù hợp. Ưu điểm của hình thức này là không đưa ra những tùy chọn khuôn mẫu.
Chatbot theo ngữ cảnh
Đây là loại Chatbot được lập trình hoạt động nhờ sự kết hợp giữa ngôn ngữ Natural Language Processing – xử lý ngôn ngữ tự nhiên, AI – trí tuệ nhân tạo và công nghệ Machine Learning – học máy. Nó hoạt động dựa trên thuật toán việc ghi nhớ lại sở thích, bối cảnh của khách hàng truy cập từ các cuộc trò chuyện ở trước đó. Điều này cho phép Chatbot có thể đưa ra phản hồi phù hợp nhất với các truy vấn của khách hàng.
Một số câu hỏi thường gặp về Chatbot
Sử dụng Chatbot có mất phí không?
Chatbot thường được các doanh nghiệp hay tổ chức chi trả các chi phí để vận hành nhằm giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách thuận tiện nhất. Khách hàng thường sẽ được sử dụng Chatbot miễn phí khi truy cập các ứng dụng này trừ một số ứng dụng Chatbot được tạo ra cho mục đích sử dụng cá nhân.
Chatbot hoạt động như thế nào?
Chatbot giao tiếp với người dùng dựa trên thuật toán:
- Translator: Thông tin/yêu cầu của người dùng (user) cụ thể sẽ được dịch lại bằng ngôn ngữ lập trình sẵn. Máy tính sau đó có thể hiểu được và thao tác các công việc cần thực hiện.
- Processor: Công nghệ AI thông minh tiến hành xử lý mọi yêu cầu của người dùng.
- Respondent: Nhận nguồn output từ AI và gửi cho người dùng các kết quả trên nền tảng platform messenger.
Câu trả lời của Chatbot có chính xác không?
Chatbot thực chất chỉ là một công cụ tự động hoạt động theo kịch bản thiết lập sẵn nên sẽ sẽ không thể thông minh và thay thế hoàn toàn cho con người. Phần mềm này có thể giúp bạn chào hỏi, lọc tệp khách hàng, nhắc lịch,… giúp tiết kiệm thời gian xử lý thông tin cơ bản. Còn các bước chuyên sâu và xử lý thông tin phức tạp hơn thì cần có nhân viên chăm sóc khách hàng thực hiện. Do vậy, tính chính xác của câu trả lời từ Chatbot tùy thuộc vào nội dung kịch bản bạn cung cấp cho công cụ có đúng hay không.
Trên đây là tổng quan thông tin về Chatbot, các loại Chatbot phổ biến trong cuộc sống. Hy vọng với các thông tin cung cấp các bạn đã có thể dễ dàng hình dung về công nghệ này để trả lời cho thắc mắc Chatbot là gì?
Nguồn: https://viettelstore.vn/tin-tuc/chatbot-la-gi-co-nhung-loai-chatbot-nao-duoc-su-dung-pho-bien