Thời gian gần đây, nhiều quý khách hàng thân thiết có inbox và hỏi chúng tôi về 2 dạng ổ cứng hiện nay, gồm ổ cứng thể rắn SSD và ổ NVME. Sự khác nhau như thế nào ? Loại máy nào có thể lắp được ổ NVME…. Hôm nay, Thế Giới Máy Tính xin được giải đáp vấn đề này để mọi người hiểu hơn về 2 loại ổ này.
Ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD, ổ thể rắn , Solid State Drive… là loại ổ cứng được sản xuất không như công nghệ ổ cứng dạng cơ học HDD như chúng ta đã biết ( Hoạt động dựa trên nguyên tắc đọc các lá đĩa ) mà là dạng ổ cứng được cấu thành từ những chíp nhớ flast ( Giống như trên các thanh RAM ). SSD sử dụng giao tiếp SATA với giao thức AHCI ( một chuẩn vốn được xây dựng cho việc truyền dữ liệu như các ổ HDD ( ổ cơ ) truyền thống nhưng có tốc độ đọc và ghi nhanh hơn nhiều lần so với ổ HDD.
( Một ổ cứng SSD thương hiệu Cruicial – có chất lượng rất cao )
Ổ SSD ra đời, đã đem lại trải nghiệm có thể nói là tuyệt vời cho người dùng máy tính. Các máy tính đang sử dụng ổ HDD thông thường, khi nâng cấp thành ổ SSD, đều có tốc độ vượt trội. Người ta so sánh, một ổ cứng loại trung bình của định dạng SSD, có tốc độ nhanh gấp 5 lần so với ổ cơ.
( Bên trong ổ SSD Cruicial )
Trước đây, một ổ cứng SSD có giá thành rất là cao. Nhưng ngày nay, giá đã cực hợp lý. Đa phần, các máy tính đồng bộ được bán ra từ Thế Giới Máy Tính, đều chủ yếu là cấu hình dùng ổ SSD nhưng giá không hơn là mấy so với máy chạy ổ cứng HDD thông thường.
Ổ cứng NVME.
Về bản chất, ổ cứng NVME cũng là một loại ổ, được sản xuất từ những chíp nhớ flast như SSD nhưng có tốc độ cao hơn đến 5 lần ổ SSD. Tức là SSD đã nhanh, thì anh NVME này còn nhanh hơn.
NVMe ( NVM Express ) được viết tắt từ Non – Volatile Memory Express ( Bộ nhớ không biến đổi tốc độ cao ). Thay vì giao tiếp với SATA như SSD thông thường, thì NVMe giao tiếp trực tiếp với PCIe.
( Bên trong ổ SSD Cruicial )
Nếu như SSD dùng giao tiếp với SATA, bởi tốc độ rất nhanh, nhưng lại hạn chế ở giao tiếp này, nên ổ SSD thường xuất hiện hiện tưỡng nghẽn băng thông. Kể cả sau này, khi mà người ta phát triển để tận dụng tốc độ của PCIe nhưng việc sử dụng giao tiếp AHCI trên thiết kế, vẫn làm SSD chưa khai thác tối ưu sức mạnh trên PCIe. KHi kết hợp với những dòng bo mạch PCIe thế hệ thứ 3 lại càng làm tình trạng nghẽn băng thông trở nên nghiêm trọng hơn.
NVMe ra đời đã xóa bỏ được hạn chế đó. Đặc biệt, khi thực hiện 1 lệnh, tác vụ sẽ được ghi vào bộ nhớ tạm thời của các thanh ghi với gần như không có độ trễ nào bởi nó làm việc trực tiếp đến CPU mà không qua trung gian.
Ngoài ra, Hiệu năng cao cũng là một trong những yếu tố làm nó nhanh hơn. Có thể ví dụ thế này, Chỉ số xuất nhập trên giây ( IOPS ) của ổ cứng AHCI ( SSD ) chỉ hỗ trợ 1 hàng lệnh đợi I/O với tối đa là 32 lệnh 1 hàng trong khi NVMe thì có tới 64K Hàng đợi I/O với 64K Lệnh 1 hàng…..
( Bên trong ổ SSD Cruicial )
So sánh tóm tắt trên chắc đã làm quý khách hiểu hơn với một kết luận là : ” Bởi lý do công nghệ, ổ NVMe nhanh hơn nhiều, nhiều lần so với ổ SSD vốn đã quá nhanh ). Vậy thì nhược điểm của NVMe là cái rì ? Nó có nhược điểm không ?
Xin thưa là Có ! Nhược điểm của nó là GIÁ THÀNH CAO.
May thay. Cái này không thực sự cao ở các sản phẩm của Thế Giới Máy Tính.
Cho đến thời điểm này, rất nhiều máy trạm đồ họa của Thế Giới Máy Tính đã được trang bị ổ cứng NVMe. Việc trang bị ổ NVMe trên các hệ thống máy trạm Dell Workstation, máy trạm HP Workstation đã nâng tầm mạnh mẽ cho hiệu năng, tốc độ xử lý, giúp các tác vụ đồ họa tại những cấu hình máy này trở nên nhanh hơn rất rất nhiều so với máy chạy ổ SSD. Và có một điều quan trọng là, Giá thành hoàn toàn không cao, thậm chí là ngang bằng so với ổ cứng HDD.
Để đưa NVMe vào các sản phẩm máy trạm đồ họa. Thế Giới Máy Tính một lần nữa trân trọng giá trị sử dụng cũng như quan tâm đặc biệt đến trải nghiệm của khách hàng như chúng tôi vốn vẫn thực hiện. Ổ NVme trong các sản phẩm máy tính đồ họa của chúng tôi, đều được bảo hành 2 năm theo hình thức 1 đổi 1. Ngoài ra, các yêu cầu nâng cấp, hỗ trợ để khách hàng thay, lên ổ NVMe đều được đáp ứng nhanh nhất, với giá thành ưu đãi chưa từng có.