Tìm hiểu về IPN URL trong thanh toán trực tuyến hiện nay

IPN URL nắm vai trò quan trọng trong quá trình thanh toán trực tuyến hiện nay. Để hiểu hơn về cách thức vận hành của IPN hãy đọc ngay bài viết dưới đây với thông tin mà 9Pay đã cung cấp nhé.

1. Instant Payment Notification (IPN)

Instant Payment Notification (tên viết tắt: IPN) đây là một dạng thông báo được gửi từ ĐVCCDVTT (Đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán) – Tên tiếng Anh: Payment Service Provider (PSP) đến Đơn vị sử dụng dịch vụ thanh toán – Tên tiếng Anh: Payment Service Consumer (PSC).

Dễ hiểu hơn thì IPN sẽ dưới dạng một dạng thông báo thanh toán tức thì, đây là một phương pháp để các nhà bán lẻ trực tuyến có thể chủ động theo dõi việc mua hàng từ khách hàng đã hoàn thành giao dịch và các giao tiếp từ máy chủ từ đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán đến máy chủ của đơn vị sử dụng dịch vụ thanh toán trong thời gian thực.

2. Tầm quan trọng của IPN trong thanh toán online

Instant Payment Notification (IPN) được sử dụng để thông báo kết quả giao dịch dưới dạng tức thì (real-time) đến cho đơn vị sử dụng dịch vụ thanh toán. Dưới đây là một số hình thức phổ biến như: thông qua Website, SmartTv, thanh toán định kỳ.

Đối tác có thể sử dụng hệ thống của mình để xử lý những thông tin nhận được từ ĐVCCDVTT như:

  • Cập nhật trạng thái giao dịch mới nhất
  • Cập nhật được số dư tài khoản, thông báo kết quả giao dịch đến ứng dụng di động,…
  • Gửi hóa đơn điện tử
  • Sử dụng IPN để khắc phục trường hợp thanh toán thành công nhưng người dùng không nhận được sản phẩm.

Một số lý do thường gặp:

  • Người dùng đóng trình duyệt
  • Không thể điều hướng đến trang ban đầu của đối tác: Do đường truyền, hệ thông quá tải,…

3. Cách thức hoạt động của IPN

IPN được người bán sử dụng để tự động hóa các chức năng phụ trợ liên quan đến: Tạo tài khoản người dùng cuối, theo dõi tình trạng đơn hàng, thông báo cho khách hàng và người bán liên quan đến các giao dịch, dịch vụ đã thanh toán.

Sau khi người dùng phát sinh thanh toán qua 9Pay trên website hoặc app, 9Pay sẽ gửi thông báo kết quả giao dịch ngay lập tức đến URL này. API của đối tác sẽ nhận kết quả thanh toán và tiếp tực xử lý tình trạng giao dịch.

Đối tác sẽ nhận được kết quả trả về cho luồng giao dịch theo 2 phương thức:

* Lưu ý xử lý chống trùng khi nhận được kết quả cho 1 giao dịch theo cả 2 phương thức.

Return: data sẽ được trả vào địa chỉ return_url mà gửi kèm trong yêu cầu thanh toán. Đối tác sử dụng kết quả này để hiển thị thông báo giao dịch đã thành công/không thành công cho khách hàng (Nằm trong query string khi quay lại liên kết của đối tác).

IPN: Data được POST (x-www-form-data) vào địa chỉ ipn_url đối tác đã đăng ký với 9Pay. Đối tác sử dụng kết quả này để xử lý nghiệp vụ backend. IPN sẽ chỉ được bắn khi giao dịch thành công (Gửi yêu cầu POST đến IPN url của đối tác).

Thông qua bài viết trên, hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về IPN và hiểu cách thức hoạt động khi sử dụng IPN. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào cần bạn có thể liên hệ ngay cho 9Pay thông qua hình thức dưới đây:

Nguồn: https://9pay.vn/blog/Nvj-tim-hieu-ve-ipn-url-trong-thanh-toan-truc-tuyen-hien-nay

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
spot_img

Có thể bạn sẽ thích

Mẹo hay cùng Chính: Charles Proxy, cân mọi kèo...

Về phía Dev, Charles Proxy đảm bảo các request luôn đúng và đầy đủ thông tin gửi...

RESTful API là gì? Cách thiết kế RESTful API

Có thể nói nguyên lí REST và cấu trúc dữ liệu RESTful được biết đến rộng rãi trong giới lập trình...

Mở Trình giám sát hoạt động trong SQL Server...

In this article Permissions Open Activity Monitor Launch Activity Monitor and Object Explorer on startup Set the Activity Monitor refresh interval Related...